Hải sâm là loài động vật không xương sống, ngành da gai, từ xưa đã được xếp vào loại "tứ đại danh thái", tức 4 loại thức ăn quý giá: hải sâm, óc khỉ, tay gấu, yến sào.
Hải sâm có thân dạng ống, dài như quả dưa chuột, do đó còn có tên "dưa chuột biển - sea cucumber". Thân hải sâm phình ra ở đoạn giữa và thon nhỏ lại ở hai đầu với những gai thịt nhỏ. Hải sâm có hai đầu, phía đầu trước có miệng và các vành tua miệng, đầu sau có hậu môn, dọc thân có các dãy chân ống, phát triển ở mặt bụng. Da hải sâm mềm, dưới da có các phiến xương nằm rải rác trong các lớp mô. Thức ăn của hải sâm là động vật, thực vật nhỏ, mùn bã. Chúng sống bò trên các nền đáy, ở các độ sâu khác nhau của biển, từ ven biển đến độ sâu 8.000m, thường ở các vùng vịnh và nơi có nhiều đá ngầm. Trên thế giới, hải sâm phân bố nhiều ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Malaysia và vùng biển Đông Phi. http://tintuc.bacsi.com/images/stories/A-DThy/2009/Sep/28/415hai-.jpg
Ở Việt Nam, hải sâm phân bố chủ yếu ở các vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu, đảo Phú Quốc, Côn Đảo, Kiên Giang... phổ biến là các loài: hải sâm đen Holothuria vagabunda, hải sâm trắng H.scabra, hải sâm vú Microthele nobilis Selenka, hải sâm mít Actinopyga echinites Jaeger, hải sâm hổ phách H. thelenota, hải sâm nâu. Cần chú ý, một số loài hải sâm có độc tính, không ăn được như loài Stichopus variegatus và loài đồm độp Holothuria martensu.
Có thể dùng hải sâm dưới dạng thực phẩm, như hải sâm xào với thịt dê, hải sâm xào mướp đắng.
Để trị các bệnh về suy giảm sinh dục, có thể dùng hải sâm dưới dạng bột. Hải sâm đem sấy khô, tán bột, ngày 3 lần, mỗi lần 6g-10g, hoặc dùng dưới dạng ngâm rượu: Hải sâm tươi 400g, ngâm trong cồn dược dụng 60-70o trong 3 tháng, chiết lấy rượu, hòa với dịch thuốc ngâm của các vị thuốc: ba kích, đương quy, hà thủ ô đỏ, ngưu tất, mỗi vị 100g, dâm dương hoắc, phá cố chỉ, thỏ ty tử, mỗi vị 50g, trần bì 12g, thiên niên kiện 8g. Có thể tiến hành chiết 2-3 lần với các loại thuốc trên.
Nếu ngâm hải sâm khô thì sau khi rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Cắt nhỏ, tán bột thô rồi tiến hành ngâm như trên, tuy nhiên độ rượu lần đầu chỉ cần 35-40o. Thời gian ngâm của các lần cũng rút ngắn lại (30, 21, 15 ngày). Việc phối hợp giữa hai loại có thể theo các tỷ lệ (1:1), một rượu hải sâm, một rượu thuốc (theo thể tích), hoặc (1:2). Tùy khẩu vị, có thể pha thêm ít mật ong hoặc đường kính. Cần chú ý, không nên cho tỷ lệ hải sâm quá nhiều để tránh rượu bị tủa. Có thể dùng rượu hải sâm trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ, ngày 2-3 lần, mỗi lần 30-50ml.
GS.TS. Phạm Xuân Sinh
Tác dụng của hải sâm theo YHCT
Theo YHCT, hải sâm, có vị ngọt đậm, tính ấm, có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh tủy, dùng trong các trường hợp yếu sinh dục, các trường hợp di tinh, liệt dương, tiết tinh sớm. Còn dùng trị táo bón, lỵ, viêm phế quản, suy nhược thần kinh, cầm máu. Ngoài làm thuốc, hải sâm còn là một món ăn bổ dưỡng rất tốt. Trong hải sâm khô chứa 55,5% chất protid và 0,2% chất lipid. Ngoài ra còn có các loại vitamin: B1, B2, PP, E, các nguyên tố vi lượng: Ca, Fe, Zn, Se, I, các acid amin: arginin, cystin, lysine, prolin... Từ các loài hải sâm, người ta đã phân lập được các thành phần saponin triterpenic, có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch, một số loài cho hoạt tính làm lành vết thương. Từ lipid của loài hải sâm Stichopus japonicus, có tác dụng làm bình thường hóa quá trình trao đổi chất protid và lipid trong máu và gan của thỏ, làm tăng hấp thụ ôxy ở cơ tim và gan, giảm các xơ vữa động mạch. Gần đây, các nhà khoa học đã xác định, có một số chất được chiết từ hải sâm, có hoạt tính kháng ung thư gan, ung thư phổi và ung thư màng tim.
http://tintuc.bacsi.com/images/stories/A-DThy/2009/Sep/28/hai-samm-dop.jpg
BACSI.com (Theo SKDS)
Hải sâm có thân dạng ống, dài như quả dưa chuột, do đó còn có tên "dưa chuột biển - sea cucumber". Thân hải sâm phình ra ở đoạn giữa và thon nhỏ lại ở hai đầu với những gai thịt nhỏ. Hải sâm có hai đầu, phía đầu trước có miệng và các vành tua miệng, đầu sau có hậu môn, dọc thân có các dãy chân ống, phát triển ở mặt bụng. Da hải sâm mềm, dưới da có các phiến xương nằm rải rác trong các lớp mô. Thức ăn của hải sâm là động vật, thực vật nhỏ, mùn bã. Chúng sống bò trên các nền đáy, ở các độ sâu khác nhau của biển, từ ven biển đến độ sâu 8.000m, thường ở các vùng vịnh và nơi có nhiều đá ngầm. Trên thế giới, hải sâm phân bố nhiều ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Malaysia và vùng biển Đông Phi. http://tintuc.bacsi.com/images/stories/A-DThy/2009/Sep/28/415hai-.jpg
Ở Việt Nam, hải sâm phân bố chủ yếu ở các vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu, đảo Phú Quốc, Côn Đảo, Kiên Giang... phổ biến là các loài: hải sâm đen Holothuria vagabunda, hải sâm trắng H.scabra, hải sâm vú Microthele nobilis Selenka, hải sâm mít Actinopyga echinites Jaeger, hải sâm hổ phách H. thelenota, hải sâm nâu. Cần chú ý, một số loài hải sâm có độc tính, không ăn được như loài Stichopus variegatus và loài đồm độp Holothuria martensu.
Có thể dùng hải sâm dưới dạng thực phẩm, như hải sâm xào với thịt dê, hải sâm xào mướp đắng.
Để trị các bệnh về suy giảm sinh dục, có thể dùng hải sâm dưới dạng bột. Hải sâm đem sấy khô, tán bột, ngày 3 lần, mỗi lần 6g-10g, hoặc dùng dưới dạng ngâm rượu: Hải sâm tươi 400g, ngâm trong cồn dược dụng 60-70o trong 3 tháng, chiết lấy rượu, hòa với dịch thuốc ngâm của các vị thuốc: ba kích, đương quy, hà thủ ô đỏ, ngưu tất, mỗi vị 100g, dâm dương hoắc, phá cố chỉ, thỏ ty tử, mỗi vị 50g, trần bì 12g, thiên niên kiện 8g. Có thể tiến hành chiết 2-3 lần với các loại thuốc trên.
Nếu ngâm hải sâm khô thì sau khi rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Cắt nhỏ, tán bột thô rồi tiến hành ngâm như trên, tuy nhiên độ rượu lần đầu chỉ cần 35-40o. Thời gian ngâm của các lần cũng rút ngắn lại (30, 21, 15 ngày). Việc phối hợp giữa hai loại có thể theo các tỷ lệ (1:1), một rượu hải sâm, một rượu thuốc (theo thể tích), hoặc (1:2). Tùy khẩu vị, có thể pha thêm ít mật ong hoặc đường kính. Cần chú ý, không nên cho tỷ lệ hải sâm quá nhiều để tránh rượu bị tủa. Có thể dùng rượu hải sâm trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ, ngày 2-3 lần, mỗi lần 30-50ml.
GS.TS. Phạm Xuân Sinh
Tác dụng của hải sâm theo YHCT
Theo YHCT, hải sâm, có vị ngọt đậm, tính ấm, có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh tủy, dùng trong các trường hợp yếu sinh dục, các trường hợp di tinh, liệt dương, tiết tinh sớm. Còn dùng trị táo bón, lỵ, viêm phế quản, suy nhược thần kinh, cầm máu. Ngoài làm thuốc, hải sâm còn là một món ăn bổ dưỡng rất tốt. Trong hải sâm khô chứa 55,5% chất protid và 0,2% chất lipid. Ngoài ra còn có các loại vitamin: B1, B2, PP, E, các nguyên tố vi lượng: Ca, Fe, Zn, Se, I, các acid amin: arginin, cystin, lysine, prolin... Từ các loài hải sâm, người ta đã phân lập được các thành phần saponin triterpenic, có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch, một số loài cho hoạt tính làm lành vết thương. Từ lipid của loài hải sâm Stichopus japonicus, có tác dụng làm bình thường hóa quá trình trao đổi chất protid và lipid trong máu và gan của thỏ, làm tăng hấp thụ ôxy ở cơ tim và gan, giảm các xơ vữa động mạch. Gần đây, các nhà khoa học đã xác định, có một số chất được chiết từ hải sâm, có hoạt tính kháng ung thư gan, ung thư phổi và ung thư màng tim.
http://tintuc.bacsi.com/images/stories/A-DThy/2009/Sep/28/hai-samm-dop.jpg
BACSI.com (Theo SKDS)